Tổng hợp các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản thường được dùng

hottline

Tổng hợp các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản thường được dùng

Ngày đăng: 24/08/2023 10:00 AM

Để có được môi trường nuôi trồng thủy sản tốt thì việc sử dụng hóa chất là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cần phải nắm rõ các loại hóa chất được phép dùng và liều lượng sao cho phù hợp nhằm đảm bảo dư lượng hóa chất trong sản phẩm thủy sản không vượt mức tiêu chuẩn. Trong bài viết dưới đây, Vina Aqua Chem sẽ giới thiệu đến bạn những loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phổ biến và những lưu ý khi sử dụng, hãy cùng theo dõi nhé.

 

Vai trò của các hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

 

Khi nuôi trồng thủy sản, người ta sẽ sử dụng các hóa chất để xử lý nước với mục đích:

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Loại bỏ đi những mầm bệnh như virus, vi khuẩn của các mùa vụ trước còn sót lại.

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Xử lý nguồn nước được đưa vào ao nhằm đảm bảo độ sạch cần thiết để nuôi trồng thủy sản.

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Xử lý nước thải nuôi thủy sản để bảo vệ nguồn nước sạch và có một môi trường phù hợp để sẵn sàng cho những mùa vụ tiếp theo.

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Loại bỏ các mùi hôi tanh do quá trình phân hủy của vi sinh vật.

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Hạn chế tình trạng nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc chứa các nhân tố gây ra bệnh dịch cho người,...

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy hải sản

 

Sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản là cần thiết

 

Các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản thường sử dụng

 

Có nhiều loại hóa chất khác nhau được dùng trong nuôi trồng thủy sản, phổ biến như:

 

Vôi (CaCO3, CaO)

 

Vôi là loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản được sử dụng rất phổ biến để xử lý đất và nước ao. Nó sẽ khử trùng, xử lý và cải tạo ao trước khi thả con giống vào. Bên cạnh đó, vôi còn giúp giảm độ chua trong đất, tăng độ kiềm và hoà tan những vật chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển.

 

Những loại vôi được dùng trong nuôi trồng thủy sản thường là: vôi nông nghiệp - vôi đá (CaCO3); vôi nung (CaO) và vôi Dolomite (CaMg(CO3)2). Tùy theo mục đích sử dụng để chọn loại phù hợp. Chẳng hạn, để cải tạo ao có độ pH đất bình thường thì dùng vôi nông nghiệp; vôi nung và vôi Dolomite đều được. Muốn kích thích tảo phát triển, ổn định kiềm thì dùng vôi Dolomite, nếu pH trong ao trên 5 thì liều lượng sẽ từ 100 – 300kg/ha/lần.

 

Chlorine

 

Chlorine có 2 dạng là Ca(OCl)2 (Calcium Hypochlorite) và NaOCl (Natri hypochlorite). Đây là một loại hợp chất có tính oxy hóa mạnh, dùng để khử trùng nước. Khi sử dụng nó làm hóa chất trong nuôi trồng thủy sản sẽ giúp loại bỏ đi tất cả các vi khuẩn, virus, tảo, các loại sinh vật trong ao hồ. Theo đó, nếu môi trường có độ pH thấp thì độ hiệu quả của Chlorine sẽ tốt hơn so với môi trường có độ pH cao. 

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy hải sản

 

Formaldehyde (Formalin, Formol)

 

Formaldehyde có công dụng như chất khử trùng, có thể diệt được các vi sinh vật trong môi trường như nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên thủy sản tôm cá. Khi sử dụng loại hóa chất này cần lưu ý chuẩn bị sẵn nguồn nước dự phòng để thay đổi nước. Đồng thời, trong thời gian dùng Formaldehyde thì không cho tôm cá ăn.

 

Zeolite

 

Người ta sử dụng Zeolite làm hóa chất trong nuôi trồng thủy sản với công dụng khử H2S, CO2 và Ammonia, làm sạch đáy ao. Những hạt Zeolite có nhiều xoang rỗng nên dễ dàng hấp thu các khí độc. Hiểu đơn giản, đây là sự trao đổi giữa các ion có trong Zeolite với các ion có trong môi trường nước. Liều lượng được khuyến nghị dùng của hóa chất này là 180 – 350 kg/ha.

 

Benzalkonium Chloride (BKC)

 

Benzalkonium Chloride được xem là chất độc đối với vi khuẩn, virus, nấm và một số loại ký sinh trùng khác. Đây là loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản được dùng phổ biến với độ hiệu quả cao hơn so với Formaldehyde. Liều lượng dùng nó để cải tạo ao là 3 - 5 ppm (mực nước trong ao từ 10 - 30 cm); để kiểm soát mầm bệnh thì dùng từ 0.3 - 1.0 ppm (mực nước trong ao khoảng 1m). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng BKC có thể diệt các mầm bệnh và diệt luôn các vi sinh vật khác nên sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái môi trường trong ao nuôi.

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy hải sản

 

Có nhiều loại hóa chất khác nhau được sử dụng trong nuôi trồng hải sản

 

Iodine (Povidone – Iodine, Polyvinyl Pyrrolidone Iodide)

 

Cũng giống với Chlorine, Iodine là một chất có tính oxy hóa mạnh nên dùng để diệt các sinh vật, vi khuẩn, virus rất hiệu quả. Đặc biệt, Iodine 10% có tác dụng diệt khuẩn trong môi trường nhiều chất hữu cơ (không bị bất hoạt). Liều lượng thích hợp để sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản này là 1 – 5 g/m3 nước.

 

Thuốc tím (Kali Pemanganat – KMnO4) 

 

Thuốc tím cũng là loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản thường được dùng bởi khả năng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt khuẩn. Người ta sẽ sử dụng loại thuốc này để điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn và ngoại ký sinh trùng. Khi sử dụng Kali Pemanganat với nồng độ 1-2 ppm sẽ có công dụng tăng DO và giảm chất hữu cơ trong ao hồ. Khi ở trong nước dạng MnO4– với nồng độ 20 ppm, trong khoảng 1 tiếng thì thuốc tím có thể xử lý nhóm nguyên sinh động vật và nhóm vi khuẩn dạng sợi.

 

Chế phẩm sinh học (Probiotic – Enzyme)

 

Chế phẩm sinh học sẽ có thành phần là các chủng vi sinh vật có ích như: Bacillus, Lactobacillus, Pseudomonas, vi khuẩn phân giải nitrite, nitrate, cellulose, men Saccharomyces,... Chúng sẽ giúp làm sạch, xử lý ao hồ hoặc bổ sung vào thức ăn của thủy sản.

 

Đối với men vi sinh - Enzyme thì thường dùng Protease, Lipase, Amylase, Cellulase, … Chúng sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ như chất đạm, béo, đường, xơ,... để làm thành thức ăn cho vi sinh vật có ích phát triển hoặc giúp phân hủy các chất thải trong ao.

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy hải sản

 

Rotenol và Saponin

 

Rotenol được chiết xuất từ rễ dây thuốc cá và Saponin thì chiết xuất từ hạt Camellia. Hai loại này được dùng làm hóa chất trong nuôi trồng thủy sản với công dụng là diệt cá tạp ở các ao nuôi tôm. Theo đó, chúng sẽ ức chế hô hấp của cá nhưng không gây ảnh hưởng đến tôm. Ngoài ra, người ta còn dùng Rotenol và Saponin để xử lý mảng bám trên tôm, liều lượng phù hợp sẽ là 2 - 3 ppm trong 24 tiếng. Cần chú ý là độc tính của Rotenol và Saponin sẽ bị giảm xuống nhanh chóng trong điều kiện ánh sáng mạnh, trời nắng.

 

Các lưu ý cần biết khi dùng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

 

Nếu sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hải sản bởi sự tồn đọng của dư lượng hóa chất lớn. Điều này cũng sẽ làm có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. 

 

Không những vậy, khi hóa chất chưa được xử lý hết, vẫn còn tồn lưu trong môi trường sẽ tác động đến hệ vi sinh vật, khiến một số loại vi khuẩn, virus có khả năng kháng thuốc. Đồng thời nó còn tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học trong môi trường ao hồ nuôi thủy sản. Do đó, cần phải chú ý:

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng hóa chất nuôi trồng thủy sản hợp lý, liều lượng vừa đủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. 

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Chỉ dùng các loại hóa chất được pháp luật cho phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

 

hóa chất trong nuôi trồng thủy hải sản

 

Sử dụng hóa chất hợp lý để an toàn sức khỏe người dùng

 

Bài viết trên đây đã tổng hợp lại các thông tin về hóa chất trong nuôi trồng thủy sản để bạn tham khảo. Nếu muốn mua được hóa chất tốt, biết cách sử dụng liều lượng phù hợp thì hãy đến ngay với Vina Aqua Chem nhé. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng với giá bán hợp lý. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn sẽ luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn hết mình.

 

Thông tin liên hệ:

 

CÔNG TY TNHH VINA AQUA CHEM

 

Địa chỉ: 657/24A Đường Ba Đình, Phường 9, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh

 

Email: lehau.aquachem@gmail.com 

 

Điện Thoại: 02836368030

 

Hotline: 0901 009 179

 

Website: vinaaquachem.com.vn

video.png

MR.HẬU

phone: 0901 009 179

Email: lehau.aquachem@gmail.com

MR.HẬU

phone: 0901 009 179

Email: lehau.aquachem@gmail.com